CÁI GIÁ KHI DOANH NGHIỆP PHỚT LỜ THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG
Thương hiệu tuyển dụng được doanh nghiệp đầu tư hợp lý sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ, nếu bạn chưa biết lợi ích mà thương hiệu tuyển dụng mang lại có thể tham khảo bài viết: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG - BÍ QUYẾT THU HÚT NHÂN TÀI VÀ TĂNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
Theo nghiên cứu, 69% ứng viên có khả năng từ chối lời mời đề nghị của công ty có thương hiệu tuyển dụng kém. Và trong năm 2020-2021, thiếu nhân sự trầm trọng ở hầu hết mọi ngành nghề từ ngành sáng tạo cho đến công nghệ. Vì vậy doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa để phát triển thương hiệu tuyển dụng lớn mạnh.
Cái giá khi doanh nghiệp phớt lờ thương hiệu tuyển dụng?
Khi xã hội ngày càng hiện đại hóa, mọi thông tin của doanh nghiệp được ứng viên nắm bắt một cách dễ dàng. Việc phớt lờ thương hiệu tuyển dụng mà chỉ tập trung vào doanh số sẽ mang đến nhiều điều đáng tiếc cho doanh nghiệp.
Ở những bài trước PORTFO đã đề cập đến: phát triển thương hiệu tuyển dụng và hiệu quả lâu dài là tăng danh tiếng cho thương hiệu của doanh nghiệp. Nếu phớt lờ thương hiệu tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân tài.
Cụ thể, khi không đầu tư cho thương hiệu tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ phải chi trả chi phí quảng cáo cho các kênh tuyển dụng và nền tảng xã hội. Chưa kể đến, ứng viên bỏ qua tin quảng cáo chỉ vì danh tiếng của công ty không tốt. Các nhà quản lý, nhà lãnh đạo hãy xem xét kỹ lợi ích lâu dài, danh tiếng doanh nghiệp và ra quyết định đầu tư thương hiệu tuyển dụng ngay lúc này.
Đánh bóng thương hiệu doanh nghiệp từ kế hoạch xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Sau khi cân nhắc và ra quyết định đầu tư cho thương hiệu tuyển dụng. Có thể doanh nghiệp quyết định đầu tư lớn thuê hẳn chuyên gia để đảm nhiệm công việc này. Nhưng nếu doanh nghiệp muốn tự làm thì có thể kết hợp bộ phận marketing cùng với bộ phận HR để xây dựng chiến lược thương hiệu tuyển dụng tuyệt vời. Hãy cùng PORTFO đánh bóng thương hiệu doanh nghiệp từ 5 bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng.
ĐÁNH GIÁ THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG
Bước đầu tiên trong mọi kế hoạch đó là rà soát lại những nguồn lực có thể tận dụng. Doanh nghiệp không thể tạo ra bước ngoặt lớn khi không biết ứng viên đang nghĩ gì về thương hiệu tuyển dụng của mình. Vì vậy, rà soát trên tất cả mọi nền tảng, thu thập ý kiến đa chiều để không bỏ qua mọi lời đánh giá.
Phản hồi của nhân viên và ứng viên sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng nên bản kế hoạch thương hiệu tuyển dụng xuất sắc rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp và ứng viên. Vậy nên các nhà lãnh đạo, quản lý phải đặt câu hỏi cung cấp thông tin ý nghĩa để hiểu được những gì nhân viên, ứng viên thực sự nghĩ về doanh nghiệp.
XÁC ĐỊNH ĐỀ XUẤT GIÁ TRỊ NHÂN VIÊN (EVP)
EVP là "thỏa thuận con người" bao gồm tập hợp các giá trị để khiến doanh nghiệp của bạn trở thành nhà tuyển dụng đáng mơ ước. Nó trả lời hai câu hỏi quan trọng mà nhà tuyển dụng và cả ứng viên đều thắc mắc:
Những gì cá nhân nhân viên hoặc ứng viên có thể mong đợi ở công ty?
Những gì công ty mong đợi ở cá nhân nhân viên hoặc ứng viên?
EVP sẽ giúp doanh nghiệp định hình được chân dung ứng cử viên xuất sắc sẽ chiêu mộ trong tương lai. Vì vậy hãy ngồi xuống suy nghĩ thật kỹ, đặt bản thân vào vị trí là một ứng cử viên và lập nên danh sách EVP có thể truyền đạt những giá trị tích cực đến với ứng viên và nhân viên của công ty.
XÁC ĐỊNH KÊNH TRUYỀN THÔNG
Quảng bá thương hiệu tuyển dụng là một bước quan trọng trong việc hoàn thiện chiến lược thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp và kênh truyền thông khác nhau có thể sử dụng để quảng bá thương hiệu tuyển dụng đến với ứng viên. Dưới đây là 5 công cụ giúp thương hiệu tuyển dụng được quảng bá rộng rãi:
1. Truyền thông xã hội
Truyền thông xã hội là một cách đơn giản, nhanh chóng và giá cả phải chăng để nhắm mục tiêu đúng ứng viên và quảng bá về công ty của bạn. Bạn có thể sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tìm kiếm, thu hút và chuyển đổi các ứng viên hàng đầu thành nhân viên của mình.
Nhưng lợi thế lớn nhất của Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng trên mạng xã hội thực sự là tiếp cận các ứng viên thụ động - những người hiện không tìm kiếm công việc, nhưng sẽ sẵn sàng xem xét một lời mời làm việc tuyệt vời. Bạn sẽ không tìm thấy những ứng viên này khi duyệt qua bảng việc làm hoặc truy cập trang web nghề nghiệp của mình, nhưng bạn sẽ tìm thấy họ trên các mạng xã hội. Doanh nghiệp hãy tận dụng cơ hội này! Trình bày nội dung tuyệt vời để thu hút sự chú ý của họ.
Để sáng tạo nội dung ấn tượng hãy xem thêm bài viết: LÀM GÌ ĐỂ THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG THÀNH CÔNG TRÊN PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG?
2. Xây dựng trang website nghề nghiệp
Trang web nghề nghiệp của bạn là nơi trung tâm của chiến lược tuyển dụng của doanh nghiệp. Mạng xã hội là cách tuyệt vời để tiếp cận ứng viên và khiến họ quan tâm đến công ty của bạn. Nhưng mọi dữ liệu sẽ được chuyển đổi về trang website nghề nghiệp.
Doanh nghiệp muốn ứng viên đến thăm trang web nghề nghiệp, xem cơ hội việc làm và nộp đơn xin việc. Hãy đảm bảo rằng trang web nghề nghiệp của bạn cung cấp trải nghiệm người dùng tuyệt vời . Bạn cần phải trình bày một trang web bán hàng có thương hiệu, đẹp và có đầy đủ nội dung hấp dẫn.
Bạn có thể đạt được điều đó bằng cách trình bày nội dung bổ sung , bên cạnh hình thức cơ hội việc làm của bạn. Trình bày nhân viên của bạn và kiến thức chuyên môn của họ, viết các bài đăng trên blog đầy nhiệt huyết về các dự án thú vị mà nhóm của bạn đang thực hiện và giới thiệu văn hóa công ty của bạn bằng những bức ảnh chất lượng cao hấp dẫn.
3. Sự kiện địa phương
Các sự kiện địa phương là một cơ hội tuyệt vời, nhưng thường bị bỏ qua để giới thiệu Thương hiệu Nhà tuyển dụng. Tham gia các sự kiện địa phương sẽ giúp xây dựng danh tiếng của một công ty được đầu tư trong khu vực lân cận và cộng đồng của bạn, điều này chắc chắn sẽ giúp bạn thu hút nhân tài tại địa phương. Đồng thời quảng bá thương hiệu doanh nghiệp đến rộng rãi người dân địa phương và các ứng viên tiềm năng.
Doanh nghiệp có thể tổ chức sự kiện cụ thể của ngành, chẳng hạn như hội nghị, bài giảng, khóa học ngắn hạn hoặc các hội thảo liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc đến các hội chợ nghề nghiệp. Tất cả đều là cơ hội tuyệt vời để giới thiệu văn hóa doanh nghiệp và thương hiệu tuyển dụng.
4. Nhân viên hiện tại
Các cuộc khảo sát gần đây đã chỉ ra rằng mọi người tin tưởng nhân viên thường xuyên hơn các giám đốc điều hành công ty. Bạn có biết rằng tiếng nói của nhân viên đáng tin hơn gấp ba lần so với tiếng nói của CEO khi nói về điều kiện làm việc ở công ty đó?
Đây là lý do tại sao bạn nên thu hút nhân viên hiện tại của mình tham gia vào việc quảng bá thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn .Hãy để nhân viên của bạn làm người đại diện cho thương hiệu tuyển dụng.
Sáng tạo hình ảnh, video để nhân viên kể về câu chuyện của doanh nghiệp, kể về trải nghiệm tốt đẹp của họ tại công ty hoặc nhân viên có thể viết bài blog để chia sẻ về điểm nổi bật của dự án họ đang phụ trách. Nhân viên chủ động truyền bá nội dung về công ty sẽ có độ tin cậy rất cao và sẽ được đánh giá tốt hơn những công ty chỉ nói lời hứa hẹn sáo rỗng mà không đưa ra dẫn chứng chân thật.